Những Mùa Đông tù đày trên đất Bắc

Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời,

                                            Chúa sinh ra đời nằm trong hang đá nơi máng lừa.

                                              Trong hang Belem ánh sáng tỏa lan tưng bừng,

                                          nghe trên không trung tiếng hát thiên thần vang lừng.

Lần cuối, nghe Thánh ca Giáng sinh

Là mùa Đông năm 1974 nơi xứ Bưởi

Đầu tháng 12 năm 1976

Hai ngàn tù Miền Nam

Bước xuống tàu Hồng Hà

Lưu đày ra xứ Bắc

Mùa Đông Hoàng Liên Sơn

Lạnh buốt óc, nhức tim

Lao động khổ sai nặng nhọc

Ăn khoai sắn cầm hơi

Ăn cả củ chuối luộc chấm muối

Cuối năm 1977

Nhân sĩ Cao Đài Hồ Đắc Trung

Ra đi không bao giờ trở lại

Mùa Đông dưới chân rặng Trường Sơn

Sương mù ẩm thấp

Sức lực mỏi mòn đói khổ

Chết đói như chết dịch

Nhân sĩ Miền Nam

Vũ Tiến Tuân, Lưu Đình Việp

Đại tá Nguyễn Văn Của

” Thượng đồi chè ” yên nghĩ đã từ lâu

Giáng Sinh trên đất Mỹ lưu ly

Nhìn về quê nhà nước Việt mến yêu

Lũ lụt thiên nhiên trời hành

Lại thêm xã lũ do người làm

Dân tình khốn khổ điêu linh

Có những kẻ lòng lim, dạ đá

Quên hết những ngày trốn chạy

Ách nạn việt cọng thất thần

Trơ tráo quảng cáo du lịch VN

” Quê hương ta đổi mới từng ngày ”

Mọi thú ăn chơi đều có cả

Có xe ” có giường nằm ” đi du lịch

Có Rạp chiếu bóng, ” có giường năm ” xem

Mồ cha bọn vô tri khốn nạn

Chúng trốn chạy sớm

Không biết gì sự ác độc việt cọng

Nơi hải ngoại vênh vang

Cả tiếng khuyên thiên hạ

” Thù oán nên cởi, không nên buộc ”

” Xóa bỏ hận thù – Tâm bình, thế giới bình ”

Chúng tụng kinh Phật MỘT CHIỀU

Che dấu thái độ hèn nhát, đạo đức giả

Kỳ thật là ngầm bưng bô việt cọng

Lăm le theo đóm ăn tàn

Quân cán chánh VNCH

Vì Đại nghĩa Dân tộc

Thù oán có thể bỏ qua, nhưng không quên

Phải ghi nhớ để đừng bao giờ lầm lạc nữa

Nguyễn Nhơn

Những Mùa Đông Hoàng Liên – Trường Sơn

MÙA ĐÔNG HOÀNG LIÊN SƠN

Cuối Thu trên đất Mỹ, trời thấm lạnh

Nhớ về mùa Đông Hoàng Liên Sơn

Cuối tháng chạp, một chín bảy sáu

Hai ngàn “cải tạo viên” Miền Nam

Đáp tàu Hồng Hà ra Bắc “đi du học”

Trên sông Lòng Tàu, tàu trôi êm ả

Cửa biển Cần Giờ lướt qua lúc chiều buông

Một bạn tù lắc lư thổ huyết láng lay

Trên chiếc tàu sóng vùi, gió vập lúc đêm về

Trong âm u, bỗng hiện lên ánh hào quang

Quanh thân người tù nho nhã, hiền lành

Người tu sĩ thánh thiện Nguyễn Văn Thuận

Trong cõi mông lung, người tù thấy lòng êm ả

Mường tượng ánh sáng kia soi chiếu đường về

Đổ bộ Bãi Cháy, Hải Phòng

Sau ba ngày đêm lắt lay trên Biển Đông

Một nửa nhắm Cao Bằng, Lạng Sơn thẳng tiến

Một nửa rẻ về Tây Bắc Hoàng Liên Sơn

Trung tâm Cải tạo Trung ương số 1, Lào Kay

Mùa Đông năm ấy thật là khắc nghiệt

Ngày khổ sai trên đỉnh đồi gió lộng rét căm căm

Đêm về khí núi lạnh buốt xương, nhức óc

Suốt canh trường dựa cột ngồi run rẩy

Sức mỏn, hơi mòn, chợp mắt lúc tàn canh

Ngày tháng trôi qua biền biệt đến cuối Đông

Một buổi sáng, tỉnh giấc nhìn ra song cửa

Hoa bang nở rộ, trắng núi đồi

Mùa Xuân đến đem lại sức hồi sinh

Cửa tù mở, nhìn phía xa xa

Đỉnh Fansipan tuyết phủ, lắp lánh ánh thiều quang

Cụm mây trắng lững lờ trôi như tranh thủy mạc

Lòng người tù êm ả giữa ánh xuân quang

Nguyễn Nhơn

MÙA ĐÔNG DƯỚI RẶNG TRƯỜNG SƠN

Mùa Đông Trường Sơn

Có nắng vàng hiu hắt

Tiếng tù ca ủ ê

“Suối A mai chảy dài ra Bến Ngọc

Đường ta đi qua Dốc Phục Linh

Đường ta đi, đường nghĩa, đường tình

Đường đi hạnh phúc, chúng mình đấp xây”(*)

Hạnh phúc nào đâu thấy

Những tang thương và tủi nhục

Của người thua trận ngậm ngùi

Đào đấp con lộ ngoằn ngoèo

Lượn quanh chân núi

Để xe trâu đưa đón

Những người vợ tù Miền Nam

Ngàn dặm tìm gặp mặt chồng

“Trèo đèo, vượt suối, sang sông

Gánh gạo nuôi chồng, nước mắt rơi rơi”(**)

Nhìn “những gót chân ngày xa xưa

Sợ lấm trong bùn khi mưa”(***)

Ngày nay đâu còn nữa

Chỉ còn những bàn chân chai sạn

Tảo tần nuôi bầy con nhỏ dại

Chắt chiu chút ít quà

Mỗi năm đôi lần

Gởi bù đắp cho chồng, tù nơi xa

Mùa Đông Trướng Sơn lạnh lắm

Chiếc áo ngự hàn năm cũ

Biết chồng có đủ ấm hay không?

Nguyễn Nhơn

(*) Thiếu tá Đạt, Tiểu khu Bình Tuy

(**) Thơ Bình Dương

(***) Nhạc: Tôi đưa em sang sông

Scroll to TOP