Nhớ lại hồi còn đi học, tôi rất mê chuyện :” Ngư Ông và biển cả” của Ernest Hemingway , hay những câu chuyện nào có nói về con tàu , về biển cả. …
Và cũng đã có bao lần tôi mơ ước được lênh đênh trên những con tàu đó để ngao du hồ hải !
Nhưng khi chí lớn không thành thì đành ôm mộng Viễn Du vậy.
… Ra khơi, biết mặt trùng dương, biết trời mênh mông, biếtt đời viễn vong, biết ta hãi hùng….
Ra khơi, thấy lòng phơi phới, thấy cùng thế giới, thấy một ngày mai, thấy niềm tin mới ….
Hẹn hò nhau viễn du thôi…. lên đường mãi mãi …
… Ra đi, nước trời bao la, lúc vượt phong ba, đất trời Âu Á cũng không xa gì….
– Phiêu du, khắp nẻo đây đó, vững niềm say sưa, thấy tràn ước mơ … khúc đại tình ca !
( Viễn Du -Phạm Duy – Mai Hương trình bày)
Khi nói đến Viễn Du thì chắc chắn là phải đi xa thật xa, phải có một hải trình thực sự tức là phải vượt trùng dương để đi vào lòng biển cả …
Mà muốn vượt trùng dương thì phải có tàu, có thuyền mới đi được chứ !
…. Vào các thế kỷ trước người ta vượt trùng dương bằng thuyền buồm, nên rất chậm chạp và vất vả.
Thế mà Christopher Columbus đã cùng 4 đoàn thủy thủ với 4 chiếc thuyền buồm đã vượt Đại Tây Dương để chứng minh thuyết “ trái đất tròn” của Ông là đúng.
Khi nhắc đến Ông chúng ta không thế nào không nhắc thêm một chút về vị ân nhân đã có ý chí vượt qua hàng ngàn hải lý với bao khó khăn khi phải chống chọi với gió giông bảo tố trên biển để tìm ra Châu Mỹ mà người Tây Ban Nha đã gọi đó là “Thế Giới Mới” khi đón tiếp Christopher Columbus trở về trong sự thành công huy hoàng…
Và cũng nhờ công lao của Christopher Columbus mà giờ đây chúng ta mới có được một cuộc sống an bình tự do trên đất nước Cờ Hoa nầy, xin được nhắc đến Ông như một lời cám ơn chân thành nhất của những người Việt Nam ly hương!
…. Nào, bây giờ chúng ta cùng theo chân những con tàu ra khơi để thăm các Đại Dương nhé….
Những con tàu
Từ thô sơ cho đến ngày càng hiện đại , từ đơn giản cho đến ngày càng tinh vi, nguy nga tráng lệ như những tòa nhà vĩ đại di chuyển trên mặt nước , những tàu chiến với một sân bay khổng lồ trên boong , những tàu chở hàng hoá, thực phẩm ngày càng đồ sộ với sức chứa hàng vạn tấn xuyên Đại Dương mỗi ngày đó….. vẫn cùng có chung một qui cách với những trang thiết bị như nhau – chiếc la bàn , các hải đồ, cái “loch” để đo sức ép của nước… tuy rằng theo thời đại mới thì cách cấu tạo hay tên gọi của nó đã được đổi thay nhưng công dụng thì vẫn như nhau mà thôi.
Bên cạnh đó, cái dáng vẽ bên ngoài của những con tàu cũng có nhiều qui cách gần giống nhau như quốc kỳ thì treo ở địa điểm nào khi tàu ra khơi và khi vào bến, thời gian thượng cũng như lúc hạ cờ , khi đến nước nào thì treo thêm cờ của nước đó; tiếng nói âm thầm nhưng lịch sự của lá cờ khi hai con tàu gặp nhau trên biển và chào nhau bằng cách hạ lá cờ của mình xuống một tí để ra dấu hiệu thăm hỏi nhau.
Mỗi khi ra khơi thuỷ thủ đoàn luôn trân quí con tàu của mình vì họ coi đó là mảnh đất quê hương của mình tách ra để đi vào lòng biển cả.
Từ nhiều thế kỷ qua, các Thuyền Trưởng luôn tuân theo luật hải hành một cách hết sức nghiêm chỉnh là nếu không bảo vệ được con tàu trọn vẹn thì khi nó sắp chìm Ông đứng trên boong tàu để chờ giây phút chìm theo con tàu xuống đáy Đại Dương.
Các Đại Dương
Ngày xưa khi học môn điạ lý ta đã thuộc nằm lòng câu “ Năm Châu Bốn Biển” và tên của các Đại Dương bao la mà tổng số diện tích của nó cộng lại chiếm đến 2/3 diện tích trái đất, chính vì thế mà khi nhìn vào quả địa cầu ta không hề ngạc nhiên thấy màu xanh dịu dàng của biển trãi dài suốt từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam .
Bây giờ chúng ta quay trở lại Đại Tây Dương là nơi mà hồi giữa thế kỷ XV Christopher Columbus đã vượt qua để đến Châu Mỹ thành công ;
– Thì sau đó, năm 1620 các Cha Pilgrim (Pilgrim Fathers) và tín đồ Thanh giáo (puritans) của họ từ Anh Quốc cũng đã đến Châu Mỹ trên con thuyền Mayflower và được dân da đỏ địa phương tiếp tế gà tây khi họ đang đói khát.
Qua năm 1621, sau khi gặt hái được mùa, họ đã tổ chức lễ tạ ơn người da đỏ bằng cách làm thịt gà tây mừng lễ, và từ đó người Hoa Kỳ đã dùng ngày Thứ Năm của tuần lễ thứ tư trong tháng 11 hàng năm làm Ngày Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving Day).
* Ngoài hai sự kiện lịch sử vượt Đai Tây Dương đó, Đại Dương nầy còn có nhiều sự kiện rất quan trọng về đường giao thông khiến cả thế giới phải quan tâm, mà cụ thể là Vùng biển Tây Bắc Đại Tây Dương có một khu vực hết sức bí hiểm gọi là Bermuda Triangle (Tam giác quỷ) vì tất cả mọi tàu bè hay máy bay đi vào vùng biển hay vùng trời nầy đếu bị mất tích một cách bí mật.
* Bên cạnh đó Đại Tây Dương còn có một vụ đắm tàu làm rung chuyển cả thế giới vào năm 1912. Tàu Titanic một con tàu chạy bằng hơi nước lớn nhất thế giới lúc bấy giờ thực hiên chuyến hải hành đầu tiên chở 2223 hành khách đi từ Southampton ( Anh Quốc) đi New York, và chỉ 4 ngày sau khi khởi hành, Titanic đã va vào một tảng băng lớn trôi trên biển và chìm, làm hơn một nửa số người trên tàu bị thiệt mạng.
- Bây giờ nhìn sang Thái Bình Dương ta sẽ thấy đây là đai dương lớn nhất trong các Đại Dương ( có diên tích gấp đôi Đại Tây Dương) nhưng có vẻ tương đối thanh bình như tên gọi, đấy là con đường giao thông thuận lợi cho tất cả việc giao dich từ Âu sang Á và ngược lại.
Tuy nhiên trong Đệ Nhị thế chiến, Thái Bình Dương đã chứng kiến một cuộc tập kích bất ngờ ào ạt của không quân Nhật tấn công vào căn cứ Pearl Harbor ( Trân Châu Cảng) của Mỹ ở Hawai ngày 07 tháng 12 năm 1941 làm đắm và hư hại nhiều tàu chiến, tuần dương hạm , nhiều phi cơ quân sự và hủy diệt gần như toàn bộ căn cứ hải quân , giết hại hơn 2000 Hải Quân Hoa Kỳ chỉ trong môt ngày.
Sau vụ Pearl Harbor, Mỹ tuyên chiến với Nhật và tham chiến cùng phe Đồng Minh chống phe Đức Ý và Nhật..
Và sau sự kiện kịch sử trọng đại đó thì thỉnh thoảng Thái Bình Dương cũng dậy sóng qua nhiều trân bảo kinh hoàng gây thiệt hại khá nặng cho các nước có những bờ biển nằm trong khu vực …
Con đường sống …
Khi biến cố lịch sử 1975 ở Việt Nam xảy ra , Thái Bình Dương trở thành một con đường huyết mach đã đưa hơn hai triệu người vượt biển tìm tự do.
Nhìn lại con đường đã cứu mạng sống của mình, ắt hẳn không một người Viêt ly hương nào mà không nhớ tới biển Đông, một phần của Thái Bình Dương bao la, nhớ ơn thiên nhiên đã cho mình một con đường sống trong cái chết !
Biển Đông
Và sự kiện gần đây nhất là việc tranh chấp vùng biển Đông cũng trên Thái Bình Dương đã làm cho mặt biển đang thái bình trở nên dậy sóng giữa các quốc gia trong khu vực và quốc tế khi thấy Trung Quốc ra mặt lấn chiếm đa phần lãnh hải ở đấy để làm bá chủ vùng biển nầy vì biết có nhiều mỏ vàng đen khổng lồ dưới thềm các lục địa và dưới đáy Đại Dương…
Ngoài hai Đại Dương có một số sự kiên nổi bật nói trên, quả đất chúng ta còn có hai đại dương khác là Ấn Độ Dương , Bắc Băng Dương và những biển lớn nhỏ như Điạ Trung Hải , Caspienne, Okhotsk , Baltique. Bering, Caribbean v. v………ở rải rác khắp nơi gẩn hay trong lòng các châu lục.
Thiên nhiên vẻ tranh
Các nhà thám hiểm Nam và Bắc Cực đầy ngỡ ngàng khi chợt bắt gặp những tảng băng màu sắc kỳ vĩ trôi giữa đại dương mênh mông.
Không đơn điệu màu trắng, nhiều núi băng có màu ngọc bích hay được thiên nhiên tạc khắc những đường kẻ và hoa văn muôn màu muôn vẽ …
Tảng băng có đường sọc màu xanh ngọc giữa các vết nứt. Hình ảnh này được nhìn thấy ở mũi St. Francis Light thuộc bắc Đại Tây Dương.
Trong lòng Đại Dương.
Khi nói trong lòng Đại Dươnglà phải nói về nguồn tài nguyên khổng lồ dươí đáy biển và nếu ta không nhắc đến hàng triệu sinh vật biển dưới đáy Đại Dương trong đó có vô số loài đã nuôi sống nhân loại qua hàng chục thế kỷ nay thì quả là một thiếu sót không nhỏ.
Sinh vật biển
Như ta đã biết, biển cả chiếm hai phần ba diện tích trái đất, thì con số sinh vật dưới lòng biển quả là không nhỏ; theo thống kê thì có 230.000 loại khác nhau, nhưng người ta ước đoán con số nầy trong thực tế có thể còn hơn nhiều.
* Khi đi biển người ta thường kháo nhau là vùng này có quái vật, vùng kia có con rắn biển khổng lồ mà nó chỉ xuầt hiện vào ban đêm, nhất là những đêm trăng sáng, nó bò lên bờ tìm thức ăn ….
Năm tháng trôi qua, khi thì ở nơi nầy, nơi khác…, nhiều người lại kháo nhau có những chiếc tàu gặp những sinh vật biển có hình thù như con rắn. Thế rồi một ngày tháng 10 năm 1873 những người đi đánh cá gần bờ biển Terre Neuve để ý thấy một con vật đen trên mặt nước trông như chiếc xuồng lật úp, họ bơi thuyền lại gần, cầm cây sào nện vào nó một phát, cái lưng rung rinh rồi hai cái vòi vươn lên khỏi mặt nước vói cuốn lấy chiếc thuyền làm chiếc thuyền lênh đênh chực lật, một người trên thuyền vói lấy cây rìu chặt mấy cái vào đó, con vật lặn ngay xuống nước để lại một vệt màu đen và hai khúc vòi nằm vặn vẹo trong khoan thuyền.
Qua sự việc nầy, người ta đã nhận diện được con quái vật biển đó là “calmar” họ nhà mực mà chúng ta đều biết; nhưng kích cở nó quá khổng lồ khi người ta thấy trên bờ biển Terre Neuve có một con bị mắc cạn đo được 17 mét kể cả vòi, cặp mắt nó lớn 40cm đường kính và cái vòi nó to bằng thân người.
Cá nuôi con
Cá là món ăn mà mọi ngườì ưa chuộng vì nó nhiều chất đạm mà không có cholesterol nên hầu như các loại cá biển đều là món ăn khó thiếu trên bàn ăn của chúng ta.
Nhưng có lẽ chúng ta chưa hề biết loại cá seigneur (gần giống như cá chim) săn sóc đàn con của nó như thế nào chứ gì.
Xin mời các bạn theo dỏi nhé…. Khi thủy triều xuống cá cha cá mẹ vào trong các vũng nước còn đọng lại trên bãi, sau đó cá mẹ đẻ trứng xong bỏ đi, còn cá cha thì ở lại với ổ trứng , nếu thấy nước trong vũng hơi cạn nó dùng mỏ mớm nước cho trứng khỏi khô và ở đó chờ trừng nở xong dắt đàn con đi, nó lội trước dẫn đường.
Bác thợ cày
Đây là chuyện kể thực của một nhà thám hiểm đáy biển qua một máy thu hình :
Khi thả máy quay phim xuống đáy nước anh không thấy gì khác hơn là bùn, cát và lơ thơ vài bụi rong biển…. bổng thấy từ đâu xuất hiện nhiều luống trông như luống cày dưới đáy nước, luống này cạnh luống kia, luống thứ nhất, thứ nhì, thứ ba… trông rỏ ràng y như ai đó đã cẩn thận đào xới vậy.
Anh tự hỏi sao lại có hiện tượng lạ lùng như vậy, và kiên nhẩn đứng chờ xem ai đã đào các luống cày nầy….
– Một bóng đen xuất hiện , một gã đen to lớn lội đến gần máy quay phim – một cái đầu tròn , cái gáy chằng chịt những nếp gấp, các vây ép sát vào bên hông, một cái đuôi dẹp ve vẩy lên xuống. Khi hắn quay đầu lại thì hàng ria mép và cặp ngà chìa xuống dưới, một con sư tử biển…
Hắn xuống sát đáy biển dùng ngà cày cát, hắn đào hàng chục luống như thế xong đi ngược lại ủi mõm xuống lớp bùn để lật lên … ô kìa, hắn nhặt những con sò ốc trong các luống cày trong khi những loài nầy khôn ngoan chui sâu xuống dưới bùn để trốn tránh kẻ thù .
Nhưng, những bác thợ cày nầy lại tinh khôn hơn, đúng là một bác thợ cày thứ thiệt!!!
Thức dậy sau mùa Đông băng giá,
Biển Bering ở phía bắc Thái Bình Dương với độ sâu tối đa là 4.773 mét , độ mặn 3,2% . đáy biển có nhiều đá và cát.
Về mùa Đông Bering hoàn toàn ẩn mình dưới băng tuyết. Mùa hè băng tan thì có nhiều loài chim xuất hiện từng đàn, từng đàn hàng ngàn con quây quần trên các ghềnh đá , những chú hài âu xinh xắn, những cô cánh cụt ( penguin) lù đù, những cậu chim cộc ( cormorant) đen thui, những nàng chân vịt Guillemot lẹt đẹt đi quanh các ghềnh đá… chúng ồn ào trò chuyện inh ỏi cà một góc trời.
Xa hơn nữa, có thêm những tiếng ồn ào huyên náo như một phiên chợ, nhìn cứ như một khối đá đen đang bắt đầu cử động, đó là đàn rái cá . Bầy rái con tập trung trong cái “vườn trẻ” cất tiếng be be đòi ăn, mẹ chúng cắn nhẹ vào chúng và cất tiềng ủn ỉn dịu dàng với con.
Vùng nước biển mùa hè ở đây tràn đầy sự sống, nó nhun nhúc những phiêu sinh vật bé tí rất sinh động, nhiều đàn cá lần lượt xuất hiện, chúng có tên là cá mòi, cá thu, cá morue, cá melano, cá hồi ….và văng vẳng đâu đây có tiếng phì phào của những chú cá voi đang bơi bơi quanh đấy…
***
Dường như câu chuyện về biển cả kể mãi không bao giờ dứt, thôi thì chúng ta tạm dừng chân ở bải biển Caribbean thơ mộng để chung vui với các cuộc họp mặt trên du thuyền tại đấy nhé,
Thân chào và xin hẹn gặp lại vào kỳ đi cruise năm tới !
Dallas.TX.2009. NguyenThuHoa