Ông Đồ và Câu đối Tết

Ông Đồ Nhat Lung và câu đối Tết

Ông Đồ

Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua.

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay.”

Nhưng mỗi năm mỗi vắng.
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu…

Ông đồ vẫn ngồi đấy,

Qua đường không ai hay.
Lá vàng rơi trên giấy.
Ngoài trời mưa bụi bay.

Năm nay đào lại nở,
Không thấy ông đồ xưa.
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

Vũ Đình Liên

Nhiều thế hệ sau này không thể hình dung chính xác câu đối tết mà ông đồ ngày xưa khom mình trên giấy viết ra như thế nào. Cũng may, trong kho tàng văn chương Việt, bài thơ “Ông Đồ” do nhà giáo Vũ Đình Liên sáng tác phải kể là có một không hai, miêu tả đầy đủ cả một thời đại đã qua và cho tới nay, mỗi lần tết đến người nào đã từng biết qua bài thơ này không thể nào không nhớ !

Truyền thống tết của người Việt có từ hàng ngàn năm nay và mặc dù thay đổi theo từng thời kỳ nhưng nét văn hóa chung vẫn còn in rất đậm trong thói quen ngày tết.

Câu đối đầu năm

Tìm một ông đồ nào đó để xin chữ, chữ gìcũng được miển là phải gây cho gia đình một niềm tin rằng tết này sẽ vui, năm tới tài lộc sẽ vào hay chí ít thì cũng gặp điều lành trong năm mới.

  • Nếu ông đồ của Vũ Đình Liên còn sống đến ngày nay chắc ông sẽ thôi thở dài cho số phận hẩm hiu của thế hệ như ông phải xếp bút lông nhường chỗ cho viết chì. Câu đối ngày xuân đã nhường cho các thú vui hiện đại hơn do người Pháp mang vào tràn ngập phố phường. Một thời vàng son của chữ Hán mà các cụ gò lưng mài mực cho thầy đã đi vào quá khứ. Ngày nay, mỗi dịp gần tết, đọc lại bài thơ Ông Đồ của Vũ Đình Liên, người Việt không ai là không xúc động.

Câu đối Tết – lưu bút của Trực Lê Doanh Doanh

Scroll to TOP