Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa – 6 (và hết )

PHẦN 6

– Các viện Đại Học Công Lập:

Viện Đại Học Sài Gòn: Tiền thân là Viện Đại Học Đông Dương (1906), rồi Viện Đại Học Quốc Gia Việt Nam (1955)– còn có tên là Viện Đại Học Quốc Gia Sài Gòn. Năm 1957, Viện Đại Học Quốc Gia Việt Nam đổi tên thành Viện Đại Học Sài Gòn. Đây là viện đại học lớn nhất nước.

Trước năm 1964, tiếng Việt lẫn tiếng Pháp được dùng để giảng dạy ở bậc đại học, nhưng sau đó thì chỉ dùng tiếng Việt mà thôi theo chính sách ngôn ngữ theo đuổi từ năm 1955.

Riêng Trường Đại Học Y Khoa dùng cả tiếng Anh . Vào thời điểm năm 1970, hơn 70% sinh viên đại học trên toàn quốc ghi danh học ở Viện Đại Học Sài Gòn.

Đại Học Y Khoa 

Đại Học Luật Khoa 

Viện Đại Học Huế: Thành lập vào tháng 3 năm 1957 với 5 phân khoa đại học: Khoa học, Luật, Sư phạm, Văn khoa, và Y khoa.

Viện Đại Học Cần Thơ: Thành lập năm 1966 với 4 phân khoa đại học: Khoa học, Luật khoa & Khoa học Xã hội, Sư phạm, và Văn khoa.

Viện Đại Học Bách Khoa Thủ Đức: Thành lập năm 1974. Tiền thân là Trung tâm Quốc Gia Kỹ thuật (1957), Học viện Quốc Gia Kỹ thuật (1972).

Các viện đại học tư thục:

Viện Đại Học Đà Lạt: Thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1957. Một phần cơ sở của Viện Đại học Đà Lạt nguyên là một chủng viện của Giáo hội Công Giáo. Viện đại học này có 4 phân khoa đại học: Chính trị Kinh doanh, Khoa học, Sư phạm, Thần học và Văn khoa. Theo ước tính, từ năm 1957 đến 1975  viện đại học này đã giáo dục 26.551 người.

Viện Đại Học Dalat

Viện Đại Học Vạn Hạnh: Thuộc khối Ấn Quang của Giáo hội phật giáo hội Việt Nam Thống Nhất; thành lập ngày 17 tháng 10 năm 1964 ở số 222 đường Trương Minh Giảng (sau 1975 là đường Lê Văn Sỹ), Quận 3, Sài Gòn-Gia Định với 5 phân khoa đại học: Giáo dục, Phật Học, Khoa Học Xã hội, Khoa Học ứng dụng, và Văn Học & Khoa Học nhân văn. Vào đầu thập niên 1970, Vạn Hạnh có hơn 3.000 sinh viên.

Viện Đại Học Vạn Hạnh:

Thuộc khối Ấn Quang của Giáo hội phật giáo hội Việt Nam Thống Nhất; thành lập ngày 17 tháng 10 năm 1964 ở số 222 đường Trương Minh Giảng (sau 1975 là đường Lê Văn Sỹ), Quận 3, Sài Gòn-Gia Định với 5 phân khoa đại học: Giáo dục, Phật Học, Khoa Học Xã hội, Khoa Học ứng dụng, và Văn Học & Khoa Học nhân văn. Vào đầu thập niên 1970, Vạn Hạnh có hơn 3.000 sinh viên.

Viện Đại học này trực thuộc Giáo hội Cao Đài.

Viện Đại Học Minh Đức: Được cấp giấy phép năm 1972, trụ sở ở Sài Gòn với 5 phân khoa đại học: Kỹ thuật Canh nông, Khoa học Kỹ thuật, Kinh tế Thương mại, Nhân văn Nghệ thuật, và Y Khoa. Viện Đại học này do Giáo hội Công Giáo điều hành. Học Viện Quốc Gia Hành Chính: Cơ sở này được thành lập từ thời Quốc Gia Việt Nam với văn bản ký ngày 29 tháng 5 năm 1950 nhằm đào tạo nhân sự chuyên môn trong lãnh vực công quyền như thuế vụ và ngoại giao. Trường sở đặt ở Đà Lạt; năm 1956 thì dời về Sài Gòn đặt ở đường Alexandre de Rhodes; năm 1958 thì chuyển về số 100 đường Trần Quốc Toản (gần góc đường Cao Thắng, sau năm 1975 là đường 3/2), Quận10, Sài Gòn.

https://thuhoa.ipower.com/GD/HocVienQuocGiaHanhChanh.pdf

Học viện này trực thuộc Phủ Thủ Tướng hay Phủ Tổng Thống, đến năm 1973 thì thuộc Phủ Tổng ủy Công vụ. Học Viện có chương trình hai năm cao học, chia thành ba ban cao học, đốc sự, và tham sự.

Học Viện Quốc Gia Nông Nghiệp (1972-1974): tiền thân là Trường Cao đẳng Nông Lâm Súc (1962-1968), Trung tâm Quốc Gia Nông Nghiệp (1968-1972) rồi nhập vào Viện Đại Học Bách Khoa Thủ Đức năm 1974.

Ngoài những học viện trên, Việt Nam Cộng Hòa còn duy trì một số cơ quan nghiên cứu khoa học như Viện Pasteur Sài Gòn, Viện Pasteur Đà Lạt, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Hải dương học Nha Trang, Viện Nguyên tử lực Đà Lạt, Viện Khảo cổ v.v… với những chuyên môn đặc biệt.

Viện Pasteur Saigon

Viện Pasteur Nhatrang

Các trường đại học cộng đồng:

Bắt đầu từ năm 1971 chính phủ mở một số trường Đại Học Cộng Đồng (theo mô hình community college của Hoa Kỳ) như Trường Đại Học Cộng Đồng Tiền Giang ở Mỹ Tho, Duyên Hải ở Nha Trang, Quảng Đà ở  Đà Nẵng (1974), và Long Hồ ở Vĩnh Long.

Trường Đại học Cộng Đồng Tiền Giang đặt trọng tâm vào nông nghiệp; Trường Đại Học Cộng đồng Duyên Hải hướng về ngư nghiệp. Riêng Trường Long Hồ còn đang dang dở chưa hoàn tất thì chính thể Việt Nam Cộng Hòa bị giải tán.

Ở Sài Gòn thì có Trường Đại Học Regina Pacis (khai giảng vào năm 1973) dành riêng cho nữ sinh do Công Giáo thành lập, và theo triết lý đại học cộng đồng.

Các trường kỹ thuật và huấn nghệ :

Ngoài những trường đại học còn có hệ thống trường cao đẳng như Trường Bách Khoa Phú Thọ và Trường Nông Lâm Súc. Một số những trường này sang thập niên 1970 được nâng lên tương đương với cấp đại học.

Trường quốc gia Nông Lâm Mục:

Thoạt tiên là Nha Khảo cứu Đông Dương thành lập năm 1930 ở B’lao, cơ sở này đến năm 1955 thì nâng lên thành Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục với chương trình học bốn năm.

Diện tích vườn thực nghiệm rộng 200 ha chia thành những khu chăn nuôi gia súc, vườn cây công nghiệp, lúa thóc.

Qua từng giai đoạn, trường đổi tên thành Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc (1962-1968), Trung tâm Quốc Gia Nông Nghiệp (1968-1972), Học Viện Quốc Gia Nông Nghiệp (1972-1974). Cuối cùng Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục được sáp nhập vào Viện Đại Học Bách Khoa Thủ Đức ( có trụ sở ở số 45 đường Cường Để, Quận 1, Sài Gòn). Trường còn có chi nhánh ở Huế, Cần Thơ, và Bình Dương.

Trung Tâm Quốc Gia Phú Thọ:

Thành lập năm 1957 thời Đệ nhất Cộng Hoà gồm bốn trường:

Trường Cao đẳng Công Chánh,

Trường Cao Đẳng Điện Học,

Trường Quốc Gia Kỹ Sư Công Nghệ,

và Trường Việt Nam Hàng Hải.

Năm 1968 lập thêm Trường Cao Đẳng Hóa Học. Năm 1972, Trung tâm Quốc Gia Kỹ thuật đổi thành Học Viện Quốc Gia Kỹ thuật và đến năm1974 thì nhập với Trường Đại Học Nông Nghiệp để tạo nên Viện Đại Học Bách Khoa Thủ Đức

Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia:

Thành lập năm 1966 để đào tạo nhân viên giữ an ninh và thi hành luật pháp.

Các trường nghệ thuật :

Trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ:

Thành lập ngày 12 tháng 4 năm 1956 dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Chương trình học sau được bổ túc để bao gồm các bộ môn âm nhạc cổ điễn Tây Phương và truyền thống Việt Nam cùng kịch nghệ.Trường Quốc Gia Âm Nhạc Huế: Thành lập năm 1962 ở cố đô Huế chủ yếu dạy âm nhạc cổ truyền Việt Nam, dùng nhà hát Duyệt Thị Đường trong Kinh Thành Huế làm nơi giảng dạy.

Trường Quốc Gia Trang Trí Mỹ Thuật:

Thành lập năm 1971, trên cơ sở nâng cấp Trường Trung Học Trang trí Mỹ thuật Gia Định (tiền thân là Trường Mỹ Nghệ Gia Định, thành lập năm 1940).

Trường Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn: Thành lập sau năm 1954; chuyên đào tạo về nghệ thuật tạo hình với các chương trình học 3 và 7 năm. Vị giám đốc đầu tiên là họa sĩ Lê Văn Đệ  (1954-1966).

Sinh viên du học ngoại quốc:

Một số sinh viên bậc đại học được cấp giấy phép đi du học ở nước ngoài. Hai quốc gia thu nhận nhiều sinh viên Việt Nam vào năm 1964 là Pháp (1.522) và Hoa Kỳ (399), đa số theo học các ngành khoa học xã hội và kỹ sư .

(Nguồn : Wikipedia)

Scroll to TOP