Chương Trình Dạ Lan phát thanh trên đài phát thanh Quân Đội VNCH

(Chương Trình Dạ Lan với nhà văn Huy Phương )  

Các tiết mục phát thanh của Dạ Lan :

https://thuhoa.net/NhacDaLan/DL-2.htm – playlist

Đêm đêm trên làn sóng điện của đài phát thanh Quân Đội, từ 7 giờ đến 9 giờ, giọng nói rất đặc biệt của “người em gái hậu phương”, rất thiết tha, truyền cảm, “nhỏng nhẻo”, tình tứ có mãnh lực thu hút tình cảm của các binh sĩ trên bốn vùng chiến thuật. “Em gái hậu phương”, “anh trai tiền tuyến” là những từ ngữ rất quen thuộc được nghe thấy trong những bài thơ, bản nhạc thịnh hành thời đó.

Chương trình Dạ Lan là một nét độc đáo của Nha Chiến Tranh Tâm Lý, cộng với nét đặc biệt của giọng nói Dạ Lan, đã được anh em quân nhân hoan nghênh, nhất là những chiến sĩ độc thân, xa nhà.

Không ai ngờ được người xướng ngôn viên mang tên Dạ Lan nói giọng Bắc lại là người con gái Quảng Nam, có một thời sống ở Huế, tên là Hoàng Thị Xuân Lan.
Ấn tượng nhất, đi sâu vào lòng các chiến sĩ trên khắp bốn vùng chiến thuật, ở các tiền đồn xa xôi, đèo heo hút gió, là giọng nói của người em gái hậu phương Dạ Lan đêm đêm gởi tâm tình đến những anh trai tiền tuyến.
Với giọng nói rặt Bắt Kỳ rất êm đềm, tha thiết đầy trìu mến. Giọng ngọt xớt đôi khi tình tứ lãng mạn, gởi tâm tình và sự quan tâm từ hậu phương ra tiền tuyến cảm thông tình trạng gian khổ và chấp nhận hy của người trai thời loạn trước sự nguy vong của đồng bào miền Nam.
Những binh sĩ từ cấp bậc thấp nhất cũng cảm thấy là họ không bị bỏ quên, vì lúc đó có nhiều thiếu nữ đặt yêu cầu rất cao: “phi sĩ quan bất thành phu phụ.”

Chương trình mang tên Dạ Lan của đài phát thanh Quân Đội được hình thành trước khi có xướng ngôn viên của chương trình.
Dạ Lan được hiểu là hương thơm quyến rũ về đêm của một loài hoa.
Thiếu tá Nguyễn Văn Nam được giao nhiệm vụ đi tìm xướng ngôn viên (XNV) cho chương trình.
Qua thử giọng bằng máy thu âm của một vài ứng viên, một nữ XNV của đài Gươm Thiêng Ái Quốc, được chọn.
Đài Gươm Thiêng Ái Quốc đặt tại Đông Hà, phát thanh qua bên kia vĩ tuyến 17 trong chương trình địch vận, do Thiếu tá Phạm Huấn, tức nhà thơ Nhất Tuấn làm quản đốc và Hà Huyền Chi làm phó.
Một sự trùng hợp là xướng ngôn viên cũng tên Lan, Hoàng Thi Xuân Lan. Dạ Lan 1.

2). Dạ Lan 2
Hơn một năm sau, XNV Hoàng Thị Xuân Lan (Dạ Lan 1) nghỉ việc. Đài phát thanh Quân Đội chọn nữ XNV thay thế.
Lại có những trùng hợp, XNV mới cũng có tên Lan, Hồng Phương Lan (Dạ Lan 2) tức Mỹ Linh, cũng có giọng nói giống hệt như Dạ Lan 1.
Mỹ Linh là nhân viên của đài Quân Đội, phụ trách chương trình nhạc ngoại quốc yêu cầu.
Dạ Lan 2 phụ trách chương trình Dạ Lan cho đến ngày 29-4-1975. Di tản sang Mỹ, định cư tại bang South Carolina (Mỹ).

Thành phần của chương trình Dạ Lan
Xướng ngôn viên: Hoàng Thị Xuân Lan (Dạ Lan 1) và Hồng Phương Lan (Dạ Lan 2)
Câu chuyện hàng ngày : Lưu Nghi.
Điểm báo : Nguyễn Triệu Nam
Phần nhạc : Hai nhạc sĩ Đan Thọ và Ngọc Bích.
Chọn bài và dẫn nhạc : Huy Phương.
Phần tin tức : Ban tin tức của đài Quân Đội
Thư tín : Cô Ngọc Xuân và một số cô phụ trách, chọn lựa thơ, viết bài trả lời cho XNV Dạ Lan đọc.

Ngoài ra còn có nhiều văn nghệ sĩ đã từng tham gia, đóng góp cho chương trình Dạ Lan như các nhạc sĩ: Ngọc Bích, Đan Thọ, Anh Ngọc, Xuân Tiên, Xuân Lôi, Canh Thân, Nguyễn Đức, Văn Đô, Trần Thiện Thanh, Trần Trịnh, Đào Duy, Thục Vũ… Các nhà văn, nhà thơ như Huy Phương, Nguyễn Triệu Nam, Nhất Tuấn, Nguyễn Quốc Hùng (thầy khóa Tư), Dương Phục, Phạm Huấn, Châu Trị, Lâm Tường Dũ, Nguyễn Xuân Thiệp, Tô Kiều Ngân…

Chương trình Dạ Lan là một sáng tạo độc đáo, một bước đột phá thu hút thính giả với một số lượng lớn mà trước kia không có.

Nhiều anh em binh sĩ viết thơ tỏ tình với Dạ Lan. Nhiều bạn đi phép về Sài Gòn, đến đài phát thanh Quân Đội tìm gặp Dạ Lan, nhưng chưa có ai được diễm phúc gặp Dạ Lan bằng xương bằng thịt cả.

Dạ Lan trở thành một huyền thoại.

Giọng nói của hai cô Dạ Lan đã in sâu vào lòng người chiến sĩ một thời, trong cuộc chiến..

… ngưng trích…

Trúc Giang

https://vietbao.com/a233062/nganh-chien-tranh-chinh-tri-vnch-va-chuong-trinh-da-lan

Scroll to TOP