Mùa Thu Chết – thi nhạc giao duyên

Một trong những bản nhạc nói về mùa thu hay diễn tả mùa thu nổi tiếng ở Việt Nam vào thập niên 70 phải kể đến bài nhạc Mùa Thu Chết của Nhạc sĩ Phạm Duy. Lời viết trong bản nhạc phỏng theo một bài thơ ngoại quốc. Trong bản nhạc, ngay câu đầu tiên có nói đến hoa thạch thảo: “Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo”. 

Hoa thạch thảo cũng được nói đến trong rất nhiều bài thơ văn hay nhạc khác từ trong nước đến hải ngoại. 

Vậy hoa thạch thảo ở Việt Nam và hoa thạch thảo trong bài thơ L’Adieu của nhà thơ Pháp gốc Ba Lan Guillaume Apollinaire, mà nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ nhạc cũng như trong bài thơ dịch của nhà thơ Bùi Giáng khác nhau, có tên Latin ra sao và thuộc họ hay gia đình nào? Dưới đây là hai loại hoa mang tên thạch thảo, một loại mang tên nguyên thủy ở miền Bắc Việt Nam và hoa thạch thảo có xuất xứở Âu châu. Những bàn luận về lý do và tình tiết làm sao bài thơ được ra đời cũng được thu thập và ghi nhận ở đây.

Hoa thạch thảo ở Việt Nam

Hoa Thạch Thảo ở Âu Châu

Hoa Thạch thảo Âu châu là thuộc cây Bruyère (tiếng Pháp)
hay Heather (tiếng Anh) còn gọi là Common Ling hay Briar.
Từ điển Sinh Học Anh Việt và Việt Anh,nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật dịch heather là cây thạch nam.
Erica. Trung hoa gọi là Hồng phương bách
hay thạch nam. Từ điển phổ thông Pháp Việt gọi là cây thạch thảo.

Và dưới đây là:  

Mùa Thu Chết –  Julie Quang hát

Mùa Thu Chết là tên một bài hát của Phạm Duy sáng tác năm 1965, phổ từ bài thơ tiếng Pháp L’Adieu của Guillaume Apollinaire. Bài này rất nổi tiếng trong thập niên 70 tại Sài Gòn, và gắn liền với tên tuổi ca sĩ Julie (Quang).

“Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo  Em nhớ cho: Mùa Thu đã chết rồi!  Mùa Thu đã chết, em nhớ cho  Mùa Thu đã chết, em nhớ cho  Mùa Thu đã chết, đã chết rồi. Em nhớ cho!  Em nhớ cho,  Đôi chúng ta sẽ chẳng còn nhìn nhau nữa!  Trên cõi đời này, trên cõi đời này  Từ nay mãi mãi không thấy nhau  Từ nay mãi mãi không thấy nhau…  Ta ngắt đi một cụm hoa thạch thảo  Em nhớ cho: Mùa Thu đã chết rồi!  Ôi ngát hương thời gian mùi thạch thảo  Em nhớ cho rằng ta vẫn chờ em.  Vẫn chờ em, vẫn chờ em  Vẫn chờ….  Vẫn chờ… đợi em!”  Mùa Thu Chết (Phạm Duy)

L’Adieu 

J’ai cueilli ce brin de bruyère 
L’automne est morte souviens-t’en 
Nous ne nous verrons plus sur terre 
Odeur du temps brin de bruyère 
Et souviens-toi que je t’attends 

Guillaume Apollinaire 

Và bài thơ mà Bùi Giáng dịch: 

Ta đã hái nhành lá cây thạch thảo 
Em nhớ cho, mùa thu đã chết rồi 
Chúng ta sẽ không tao phùng được nữa 
Mộng trùng lai không có ở trên đời 
Hương thời gian mùi thạch thảo bốc hơi 
Và nhớ nhé ta đợi chờ em đó … 

(Bùi Giáng dịch) 

Cái khó khăn khi dịch một bài thơ Pháp ngữ sang Việt ngữ là những đại từ nhân xưng. Trong khi Pháp ngữ chỉ có một số chữ cho ngôi thứ nhất và thứ hai như je, me, tu, te, toi, moi, vous, nous, thì trong tiếng Việt đại từ nhân xưng rất phong phú; cách dùng những đại từ nhân xưng này như anh, em, cô, chú, ông, bác, dì, dượng, tôi, con, cháu, mày, tao, v.v cho người đọc biết sự liên hệ thứ bậc, thái độ và tình cảm của những người giao tiếp với nhau. Khi dịch thơ nếu không hiểu biết rõ hoàn cảnh và thời điểm bài thơ được làm nên thì đôi khi sự sai lầm có thể xẩy ra. Bài thơ L’Adieu mà Bùi Giáng dịch có thể là do cố ý của Bùi Giáng để tạo thành một bài thơ tình cảm nói về sự chia lìa của đôi nhân tình dù ông biết bài thơ nguyên tác có ý nghĩa khác chăng? Và có thể nhờ do cố ý hay vô tình dịch như thế mà bài thơ đã là nguồn cảm hứng cho nhạc sĩ sáng tác bản nhạc Mùa Thu Chết?

 Không có Hoa Thạch Thảo thì làm sao có Lời Vĩnh Biệt,  Không có Lời Vĩnh Biệt thì làm sao có Mùa Thu Chết? 

Hoa thạch thảo (bruyère) được nhiều thi sĩ mang vào thơ nhưng có thể nói rằng hoa thạch thảo đã được đời đời gắn liền với bài thơ Demain, dès l’aube của Victor Hugo và L’Adieu của Guillaume Apollinaire .

(Wikipedia )

Scroll to TOP