Bút Nghiên – Phần 1- 11 Chương

Lời Bạt

Xuất thân từ một gia đình khoa bảng Nho học, nhà văn Chu Thiên (*) thấm nhuần đạo nghĩa thánh hiền, hiểu rất rõ ngày xưa học hành, thi cử khó khăn như thế nào.
Đọc Bút Nghiên để thấy sự trưởng thảnh của một cậu học trò nhà quê tên Tâm, như hoa nở từ từ.
Giỏi, nhưng không tự phụ. Tâm biết chấp nhận lỗi của mình để sửa đổi, cố vươn lên và cuối cùng thành đạt vẻ vang.
– Đọc Bút Nghiên để biết ngày xưa học như thế nào. Không phải chỉ thuộc làu kinh sử, mà còn cần hiểu qui luật thi phú, cần óc sáng tạo để trau chuốt vần thơ, để cho thơ có hồn, có nghĩa mà không phạm qui luật của thơ.
  – Đọc Bút Nghiên để biết có bao nhiêu lần khảo hạch từ lớp vỡ lòng đến kỳ thi Tiến Sĩ; thi cử ở đâu và chấm thi như thế nào.
Vô hình chung, đọc tiểu thuyết lại thành học sử, qua những lời viết nhẹ nhàng của nhà văn Chu Thiên.

* Chu Thiên không có ý phục cổ. Lảng vảng đâu đó ông so sánh thang điểm giữa ngày xưa và ngày nay, với phụ chú bằng tiếng Pháp. Té ra không có gì khác cả, giữa lối thi theo Nho học hay Tây học. Trong suốt quyển Bút Nghiên, ông không hề cổ vũ, khen chê lối học nào cả.
* Đọc Bút Nghiên để thấy bàng bạc những hình ảnh êm đềm của làng mạc ngày xưa, những buổi tiệc, những buổi lễ tạ ơn, cầu xin thần làng.
* Đọc Bút Nghiên để thấy nhân tình thế thái khi gia đình Mai từ hôn với gia đình Tâm. Kết cuộc lại viên mãn, quan Nghè Tâm thành hôn với cả hai chị em xinh đẹp, nhà ở miền Thanh Oai!

Chú :   Bút Nghiên là một tác phẩm quý, khó tìm trong các tiệm sách hiện giờ. Hơn nữa, lâu rồi sách này không còn tái bản. Chúng tôi mạn phép tác giả chép lại quyển Bút Nghiên nhằm mục đích phổ biến phi lợi nhuận đến những ai trân quý sách xưa, ước mong làm sống lại một thời thi cử của đầu thế kỷ 20.

Nguyễn Thu Hoa – USA (sao chép)

Nguyễn Khắc Phụng – CANADA  (layout)

Tháng 5, 2015

Bút Nghiên – Phần 1 – (11 chương) 

https://thuhoa.ipower.com/ButNghien/ButNghien-P1-C1.doc

https://thuhoa.ipower.com/ButNghien/ButNghien-P1-C2.doc

https://thuhoa.ipower.com/ButNghien/ButNghien-P1-C3.doc

https://thuhoa.ipower.com/ButNghien/ButNghien-P1-C4.doc

https://thuhoa.ipower.com/ButNghien/ButNghien-P1-C5.doc

https://thuhoa.ipower.com/ButNghien/ButNghien-P1-C6.doc

https://thuhoa.ipower.com/ButNghien/ButNghien-P1-C7.doc

https://thuhoa.ipower.com/ButNghien/ButNghien-P1-C8.doc

https://thuhoa/ipower.com/ButNghien/ButNghien-P1.C9.doc

https://thuhoa.ipower.com/ButNghien/ButNghien-P1-C10.doc

https://thuhoa.ipower.com/ButNghien/ButNghien-P1-C11.doc

(*) Chu Thiên  (1913-1992)
Ông tên thật Hoàng Minh Giám, còn có bút danh khác là Dương Hoàng, sinh năm 1913 tại thôn Đô Hoàng, xã Yên Thành, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định trong dòng họ Hoàng nhiều người yêu nước như cụ Hoàng Văn Tuấn lãnh đạo nhân dân đánh Pháp ở vùng sông Đáy. Có anh họ là Hoàng Nhượng Tống
Trước Cách mạng tháng 8, ông dạy học tư và và viết văn, tiểu thuyết ở Hà Nội. Những tác phẩm của ông thường tập trung về tiểu thuyết lịch sử, dã sử và nghiên cứu lịch sử, đặc biệt là tập Bút nghiên (1942). Kháng chiến chống Pháp, ông cùng gia đình tản cư vào Thanh Hóa, vừa dạy học tại trường cấp III Cù Chính Lan của Liên khu III, vừa viết cho các báo Nam Định, Kháng chiến, báo Cứu quốc Thủ đô, và Cứu quốc. Hòa bình lập lại (1954), ông lần lượt đảm nhận các công viêc như Hiệu trưởng trường Trung học thị xã Phủ Lý, Tổ trưởng Tổ phiên dịch trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, giảng viện lịch sử cận hiện đại và cổ trung đại Việt Nam tại trường Đại học Tổng hợp Hà Nội.

Ông còn là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957). Ông viết bộ sách Bóng nước Hồ Gươm (gồm 2 tập, 1970), phản ánh tinh thần yêu nước của người Hà Nội trong những năm đầu thực dân Pháp chiếm đóng thủ đô. Ngoài ra ông còn viết nhiều giáo trình, bài báo và sách nghiên cứu về lịch sử và văn học.

Văn – tiểu thuyết lịch sử
· Lê Thái Tổ (1941)
· Bà Quận Mỹ (1942)
· Chày cung Chương võ (1942)
· Thoát cung vua Mạc (1942)
· Trúc Mai sum họp (1942)
· Mợ Tú Tần (1942)
· Bút Nghiên (1942)
· Nhà nho (1943)
· Biến đổi (1944)
· Bóng nước Hồ Gươm (1970)

Sách nghiên cứu văn học và lịch sử

· Lê Thánh Tông (1943)
· Tuyết Giang phu tử (1943)
· Văn Thiên Tường (1944)
· Hồ Quý Ly (1945)
· Khí tiết (1946)
· Giá trị Cách mạng Phan Bội Châu (1946)
· Chống quân Nguyên (1957)
· Hùng khí Thăng Long (1960)
· Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ  XIX (viết chung)

Scroll to TOP