Trước năm 1975, ba nhà điêu khắc trẻ Mai Chửng, Trương Đình Quế và Lê Thành Nhơn, mỗi người một phong cách riêng, đã góp phần tạo nên một vẻ mặt sinh động cho nền điêu khắc trẻ trung của miền Nam. Rồi thời thế đổi thay nhiều quá, mỗi người lưu lạc một phương trời, nhưng dường như cả ba đều luôn giữ ngọn lửa sáng tạo cháy sáng trong lòng mình. H.H.U.
Mai Chửng là một trong những nhà điêu khắc hiếm hoi của miền Nam VN trước 75
Ông sinh năm 1940 tại Bình Định, tốt nghiệp Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế năm 1961,
tốt nghiệp Cao Đẳng Mỹ Thuật Saigon năm 1963.
Là Chủ Tịch hội Hoạ sĩ trẻ năm 1972 tại Saigon , ông mất năm 2001 tại Dallas TX.USA
Ngay lúc còn học ở trướng Cao Đẳng Mỹ Thuật Mai Chửng đã bộc lộ tài năng điêu khắc hiện đại. Lê Ngọc Huệ, một Giáo sư điêu khắc từ Paris về năm 1961 đã chọn Mai Chửng là sinh viên đặc biệt của ông khi ông giảng dạy bộ môn điêu khắc cho trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế . Công trình các pho tượng ở khuôn viên nhà thờ La Vang-Quảng Trị nổi tiếng một thời( nay đã bị chiến tranh tàn phá) là do công đóng góp rất lón của Mai Chửng.
· Ông bắt đầu sự nghiệp bằng một bức tượng tạo dáng một người đàn ông không mặt mũi, không áo quần bước đi lầm lũi, bức tượng có thủ pháp giản dị và mạnh mẻ đó có tên là “ Người Mộng Du”
Cũng với thư pháp giản dị và mạnh mẻ đó, sau nầy chúng ta bắt gặp hầu như xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm của ông những loạt chân dung bằng bê-tông ; là chất liệu duy nhất lúc bấy giờ ở miền Nam .
Nói về chân dung, có một tác phẩm nổi bật về đề tài nầy , đó là chân dung một thiếu nữ có gương mặt thanh tú , mái tóc dài xõa hai bên , đôi mắt nhìn xa xôi, đôi môi mĩm cười của một người đang yêu và được yêu, toàn ảnh toát lên vẽ rạng rỡ hạnh phúc thật là sống động.
Bên cạnh đó có một bức chân dung thiếu nữ cũng khả ái dịu dàng không kém, mà nhìn qua thì không thể nào không công nhận đấy là chân dung của hiền thê của nhà điêu khắc Mai Chửng.
Xử dụng những vỏ đạn đồng để tạo ra một phong cách đặc thù của nghệ thuật thời chiến tranh là một điểm rất đôc đáo của Mai Chửng khi ông trưng bày tác phẩm ‘ Cái Mầm’ cao 1m50 vào cuối năm 1973 tại La Dolce Vita cùng các tác phẩm sơn dầu của các thành viên hội hoạ sĩ trẻ VN đã tạo ra một ấn tượng rất mạnh mẽ cho những người yêu nghệ thuật thời bấy giờ.
Mai Chửng và tác phẩm “Bán Thân” -1968
Phù Điêu Chiến Tranh 1968
Phù Điêu 1970
Khi chiến tranh leo thang , năm 1970 Mai Chửng cho ra mắt một bức phù điêu bằng đồng , và một bức phù điêu khác lớn hơn cũng ra đời , lớn ở nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, đứa con tinh thần ấy là “ Bông Lúa Con Gái” , một bức tượng cao 53’ là hình tượng một bông lúa vừa mới trổ đồng đồng , căng tràn sức sống. ..
Nhưng rồi sau năm 1975 người con gái bông lúa ấy không còn nữa…. chúng ta thì tiếc thương, nhưng Mai Chửng , người cha ruột thịt ấy chắc là đau xót lắm !!!
* Thế rồi, có một khoảng trống không nhỏ từ thập niên 80 đến đầu thập niên 90 những sáng tạo của Mai Chửng đã được bắt nhịp lai thật sinh động và mạnh mẽ …
Mẹ và Con 1990
Cha và Con 1993
Con Ngựa 1998
NHỮNG TÁC PHẨM CUỐI ĐỜI
Cô gái mèo 2000
Thánh Đường 2000
Có lẽ những ai được nhìn ngắm các tác phẩm cuối đời của Mai Chửng bằng chất liệu đồng trong cuộc triễn lãm trước đây tại Gallery Vĩnh Lợi thì đó là lần cuối tiếp xúc với những tác phẩm cuối cùng của nhà điêu khắc tài hoa hiếm hoi của Việt Nam.
Giấc mơ điêu khắc của ông nay đã thưc sự cùng ông đi vào cõi vĩnh hằng…
(Trích – Tập san Điêu Khắc Gia Mai Chửng – Cuộc đời & Nghệ Thuật)