Nhạc sĩ Phạm Đình Chương khi soạn nhạc ông ký bút hiệu Phạm Đình Chương, còn đi hát, chỉ trong ban hợp ca Thăng Long, ông có tên gọi ca sĩ Hoài Bắc.
Nhạc sĩ Phạm Đình Chương sinh 14/11/1929 tại Bạch Mai, Hà Nội. Quê nội ở Hà Nội còn quê ngoại ở Sơn Tây.
Ông xuất thân trong một gia đình mang truyền thống âm nhạc, thân phụ là Phạm Đình Phụng.
Người vợ đầu của cha ông, sinh được 2 người con trai tên Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm.
Phạm Đình Sỹ lập gia đình với nữ kịch sĩ Kiều Hạnh và có con gái là ca sĩ Mai Hương.
Còn Phạm Đình Viêm tức ca sĩ Hoài Trung, trong ban hợp ca Thăng Long .
Nhớ về tiếng hát của Ban Hợp Ca Thăng Long – Tìm Về Nguồn Cội (nguyentran.org)
Người vợ sau tức mẹ ruột Phạm Đình Chương sinh 3 người gồm trưởng nữ là Phạm Thị Quang Thái, tức ca sĩ Thái Hằng vợ nhạc sĩ Phạm Duy. Con trai thứ là nhạc sĩ Phạm Đình Chương, và cô con gái út là Phạm Thị Băng Thanh, tức nữ ca sĩ Thái Thanh.
Từ nhỏ Phạm Đình Chương được nhiều người chỉ dẫn về nhạc lý, nhưng phần lớn ông vẫn tự học là chính. Trong những năm đầu kháng chiến, Phạm Đình Chương tức ca sĩ Hoài Bắc cùng các anh chị em ruột hai dòng như Hoài Trung, Thái Hằng, Thái Thanh gia nhập ban văn nghệ Quân đội ở Liên Khu IV, để từ đó thành tên Ban hợp ca Thăng Long.
Nhạc sĩ Phạm Đình Chương bắt đầu sáng tác âm nhạc vào năm 1947, lúc mới 18 tuổi, nhưng phần nhiều nhạc phẩm của ông thường được xếp vào dòng tiền chiến bởi mang phong cách trữ tình lãng mạn. Các nhạc phẩm đầu tiên như Hò Leo Núi… có không khí hùng tráng tươi trẻ.
· Năm 1954, nhạc sĩ Phạm Đình Chương cùng gia đình chuyển vào miền Nam sinh sống, rồi tái lập lại Ban hợp ca Thăng Long để hoạt động. Thời kỳ này các sáng tác của ông thường mang âm hưởng miền Bắc như nói lên tâm trạng hoài hương của mình như các nhạc phẩm : Khúc giao duyên, Thằng Cuội, Được mùa, Tiếng dân chài… Thời gian sau, ông viết nhiều bản nhạc nổi tiếng và vui tươi hơn : Xóm đêm, Đợi chờ, Ly rượu mừng, Đón xuân…
Thái Thanh- Hoài Bắc – Hoài Trung- Thái Hằng
* Phan Lạc Phúc nhớ về Phạm Đình Chương
Phạm Đình Chương từ trần tại Quận Cam, California vào ngày 13 tháng 7 năm Tân Mùi, nhằm ngày 22 tháng 8 năm 1991.
(Ly Rượu Mừng – Ban Hợp Ca Thăng Long )
Ngựa Phi Đường Xa – Tìm Về Nguồn Cội (nguyentran.org)
(Nửa Hồn Thương Đau – Thái Thanh hát)
( Đêm Cuối Cùng – Thái Thanh hát)
… Năm 1952 tôi cũng vào Nam, học nghề lính tại trường Thủ Đức. Những ngày cuối tuần ra Sài Gòn chơi, thấy đầu đường góc phố chỗ nào cũng có biểu ngữ, bích chương, quảng cáo ban Hợp ca Thăng Long. Báo hàng tuần, hằng ngày đều đăng hình ảnh, lịch trình diễn của Thái Thanh, Thái Hằng, Hoài Trung, Hoài Bắc, Phạm Duy. Ban Hợp Ca Thăng Long đang rực sáng, những thành viên của nó đang được mến yêu. Người Sài Gòn vốn bộc trực “yêu ai cứ bảo là yêu, ghét ai cứ bảo là ghét” mà đã yêu thì yêu hết mình; chương trình của Ban Thăng Long trên đài phát thanh rất được lắng nghe – trình diễn của Ban Thăng Long lại càng ăn khách. Ngưới ta mua “giấy” báo xem thật đông, vỗ tay thật nhiều nhưng còn chưa “đã”. Buổi trình diễn xong rồi, người ái mộ còn ở lại để tìm cách đến thật gần, nhìn thật kỹ hay nếu có thể bắt cái tay, đụng cái chân vào nghệ sĩ, tài tử thần tượng của mình. Người miền Nam ái mộ ồn ào như thế, dễ thương như thế.
Thập niên 50 là thời kỳ rực rỡ nhất của ban Hợp ca Thăng Long. Thời gian này cũng là lúc Phạm Đình Chương sáng tác đều đặn nhất. Những bài ca chủ lực của ban Hợp ca Thăng Long như Tiếng Dân Chài, Hội Trùng Dương, Ly Rượu Mừng, Ngựa Phi Đường Xa … đều xuất hiện trong giai đoạn này.
Trước sự tán thưởng nồng nhiệt ấy tôi có lúc đã tự hỏi: “Vì sao mà trong một thời gian chưa đầy hai năm, Ban Hợp Ca Thăng Long lại lẫy lừng đến vậy?” Tôi vốn dốt về nhạc lý, thẩm âm cũng tầm thường thôi nên không dám đưa ra ý kiến có tính cách kỹ thuật nào. Bằng vào cái cảm quan dân dã của mình tôi nhận thấy thực chất của Ban Hợp Ca Thăng Long nằm trong một chữ vui. Vui rộn ràng khi nghe tiếng hát chen tiếng ngựa hí(Ngựa Phi Đường Xa), vui lâng lâng khi nhìn cánh cò bay lả bay la trên đồng lúa chín vàng (Được Mùa), vui đầm ấm khi nghe tiếng hò dô vang trên sóng nước (Tiếng Dân Chài), vui thấm thía nghẹn ngào khi người mẹ già cầm ly rượu uống mừng người con cả vừa mới trở về (Ly Rượu Mừng). Cái vui của nhiều cung bậc, cái vui đã được cách điệu, nên nó dễ dàng thấm đượm lòng người….
Ngưng trích …
Phan Lạc Phúc