Nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngọc Hạnh sinh ngày 15/06/1927 tại Hà Nội. Ông gia nhập binh chủng Không Quân năm 1950. Ông sang Pháp để học về nhiếp ảnh tại Toulouse, tốt nghiệp vào năm 1956.
Trở về nước, ông sáng lập Hội Nhiếp Ảnh Quân Ðội Việt Nam vào năm 1957. Năm 1961, ông trở thành sĩ quan nhiếp ảnh chiến trường của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, binh chủng Nhảy Dù, với cấp bậc cuối cùng là trung tá. Ông còn là hội viên danh dự Hội Nhiếp Ảnh Quốc Tế năm 1971.
Ông là một trong những phóng viên chiến trường lỗi lạc nhất của Việt Nam Cộng Hòa. Trong sự nghiệp nhiếp ảnh, ông nhận được rất nhiều huy chương quốc tế, gồm 92 huy chương vàng, 110 huy chương bạc, và nhiều giải thưởng khác.
Sau ngày mất nước 30/04/1975, ông Nguyễn Ngọc Hạnh phải đi tù cải tạo 8 năm. Ông được trả tự do vào năm 1983, do hội The Royal Photographic Society of Great Britain can thiệp, kêu gọi được 63 chữ ký của nhiều quốc gia khác nhau.
Sau nhiều lần vượt biên, ông đã vượt thoát đến Hoa Kỳ năm 1989. Ông sinh sống tại thành phố San Jose Bắc Cali cho đến ngày qua đời.
Ở Hoa Kỳ, ông tiếp tục hoạt động mạnh trong lĩnh vực nhiếp ảnh. Ông thành lập Hội Nhiếp Ảnh Việt Nam tại San Jose năm 1990 và đã đào tạo hàng trăm nhiếp ảnh viên chuyên nghiệp. Nhiều học trò của ông được nhận làm hội viên danh dự Hội Nhiếp Ảnh Hoàng Gia Anh, các hội nhiếp ảnh chuyên nghiệp Hoa Kỳ.
Ông để lại cho đời nhiều tác phẩm bất hủ, đặc biệt là tác phẩm “Vá Cờ”. Những tác phẩm nổi tiếng khác của ông có thể kể đến: Tấn Công, Thương Tiếc…
Ông là một trong những phóng viên chiến trường lỗi lạc nhất của Việt Nam Cộng Hòa. Trong sự nghiệp nhiếp ảnh, ông nhận được rất nhiều huy chương quốc tế, gồm 92 huy chương vàng, 110 huy chương bạc, và nhiều giải thưởng khác.
Sau ngày mất nước 30/04/1975, ông Nguyễn Ngọc Hạnh phải đi tù cải tạo 8 năm. Ông được trả tự do vào năm 1983, do hội The Royal Photographic Society of Great Britain can thiệp, kêu gọi được 63 chữ ký của nhiều quốc gia khác nhau.
Sau nhiều lần vượt biên, ông đã vượt thoát đến Hoa Kỳ năm 1989. Ông sinh sống tại thành phố San Jose Bắc Cali cho đến ngày qua đời.
Ở Hoa Kỳ, ông tiếp tục hoạt động mạnh trong lĩnh vực nhiếp ảnh. Ông thành lập Hội Nhiếp Ảnh Việt Nam tại San Jose năm 1990 và đã đào tạo hàng trăm nhiếp ảnh viên chuyên nghiệp. Nhiều học trò của ông được nhận làm hội viên danh dự Hội Nhiếp Ảnh Hoàng Gia Anh, các hội nhiếp ảnh chuyên nghiệp Hoa Kỳ.
Ông để lại cho đời nhiều tác phẩm bất hủ, đặc biệt là tác phẩm “Vá Cờ”. Những tác phẩm nổi tiếng khác của ông có thể kể đến: Tấn Công, Thương Tiếc…
Ông Hạnh được thế giới biết đến vì những bức ảnh về chiến tranh Việt Nam. Ông được nhiều giải thưởng cao quý do các hội nhiếp ảnh trên thế giới trao tặng. Là một quân nhân trong một binh chủng lừng danh của Việt Nam, ông đã chứng kiến nhiều cảnh tượng hào hùng và đau thương của người lính cũng như dân chúng trong vùng lửa đạn, nên những bức ảnh qua ống kính của ông làm xúc động hàng triệu người trên thế giới.Ông từng chia sẻ với đài VOA rằng nhờ đạp xích lô đi các nơi trong thành phố, ông gặp những bạn tù cũ và cùng nhau tổ chức vượt biên thành công đến Philippines vào năm 1989 và sau đó định cư tại Mỹ.
Ông say mê nhiếp ảnh đến nhiều khi quên cả gia đình. Ông Đỗ Lịnh Dzũng, chủ tịch Hội Nhiếp ảnh Việt Nam thời bấy giờ cho biết: “Một lần ông tâm sự với tôi là nghề nhiếp ảnh không phải là nghề làm giàu, ông kể là lúc trước ông đam mê nhiếp ảnh bỏ bê cả gia đình. Ông say mê quá sức, bao nhiêu tiền của đổ vào máy ảnh, thi cử, in ảnh. Có một hôm ông đi chụp về ông hỏi vợ hôm nay có gì ăn không thì bà mới lấy một rổ huy chương của ông bà gom hết, đổ vào chảo và nói ‘Đây này ăn đi.’”
Trong lời phát biểu tại Lễ kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Hội Nhiếp ảnh vùng Hoa Thịnh Đốn 4/11/2012, ông Hạnh từng chia sẻ:“Lời nhắn của tôi sau chót hết, là yêu ảnh phải đồng nghĩa với yêu quê hương đất nước. Quốc gia ta đang cần gì trong giai đoạn này? Quốc gia đang cần những trang thanh niên có tấm lòng son dạ sắt hòng nâng đỡ quốc gia đang nghiêng ngã. Tôi xin nhắn lại quý vị nhiếp ảnh gia của VNPS vùng Hoa Thạnh Đốn rằng một cái click máy ảnh của quý vị có thể cứu quê hương trong 5 phút cuối cùng. Xin quý vị quan niệm như vậy và tôi nhắn đi nhắn lại ban quản trị rằng phong cách của một người nhiếp ảnh phải đi kèm theo phong cách của một người Việt Nam yêu nước vì quốc gia ta đang nghiêng ngã. Tâm huyết của tôi là các anh đã được trời phú cho nhìn ra cái đẹp, những cái đẹp của quê hương, của cô gái đồng ruộng, của thành phố. Tốt! Nhưng phải kèm theo cái đẹp điêu linh của quê hương hiện tại. Mất nước đến nơi rồi, thức tỉnh lại vì một cái click của anh cứu được quê hương hay mất quê hương.”