Trường Petrus Ký là niềm tự hào của nhiều thế hệ

Trường Petrus Ký là niềm tự hào của nhiều thế hệ

https://thuhoa.ipower.com/GD/PetrusKy-MotThoiKhoQuen.pdf

Nhắc nhớ thời học sinh của nhiều thế hệ Saigon qua hình ảnh trường Petrus Ký

Mỗi lần nghe ai đó nhắc đến Petrus Ký, sẽ có nhiều người Sài Gòn cảm thấy lòng mình trào dâng một cảm xúc mãnh liệt với niềm tự hào khôn tả.

Trường Trung học Petrus Ký được xây dựng ở khu vực Chợ Quán – khu vực vắng vẻ lúc bấy giờ.

Trường được xây dựng  trên 8 mẫu đất.

* Đầu tiên, trường Petrus Ký là phân hiệu tạm thời của trường Lê Quý Đôn ngày nay. Tên gọi thời đó của trường Lê Quý Đôn là Collège Chasseloup Laubat. Petrus Ký thu nhận toàn học sinh người Việt từ lớp 6 đến lớp 12.

Trường tiếp nhận cả những học sinh ngoại tỉnh, sau khi học xong lớp 5, những học sinh này có thể đăиg ký dự thi vào trường.

Thời gian sau, từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa, số học sinh ngày càng tăиg nhanh, điều kiện để vào các trường công lập ngày càng khó, phải trải qua một kỳ thi tuyển hết sức khó khăи. Chính vì vậy, thi đỗ vào trường Petrus Ký là một niềm hãnh diện lớn cho cả phụ huynh và học sinh.

Tên đầy đủ của ngôi trường lịch sử này là Lycée Petrus Trương Vĩnh Ký, gọi tắt là trường Petrus Ký.

Trường chính thức mang danh Petrus Ký vào tháng 12 năm 1929, sau khi khánh thành tượng đồng của nhà bác học Trương Vĩnh Ký ở công viên trước dinh Norodom (bây giờ là dinh Độc Lập). Tên trường được sử dụng gần nửa thế kỷ.

Vào ngày 6/12/1937, trong dịp kỷ niệm lần thứ 100 của Trương Vĩnh Ký – nhà bác học, nhà văи hóa lỗi lạc, nhà trường đã tổ chức lễ tưởng niệm lớn và đặt tượng bán thân của ông bằng đồng ngay giữa sân trường. Tác phẩm tượng bán thân của nhà bác học được thực hiện bởi nhà điêu khắc Sylve Raffegeard từ năm 1889, khi nhà bác học Trương Vĩnh Ký vẫn còn tại thế.

Niềm tự hào của nhiều thế hệ thầy – trò

Thời đó, muốn vào học được trường Petrus Ký, học sinh phải trải qua những kỳ thi tuyển rất khó và gay go. Chỉ những học sinh nào thật xuất sắc và ưu tú từ Sài Gòn và các tỉnh khác mới được học tại đây. Vì vậy, học sinh xuất thân từ trường Petrus Ký đều đỗ đạt các trường cao trong nhiều kỳ thi với tỷ lệ rất cao. Trở thành học sinh của trường Petrus Ký là sự kỳ vọng lớn của nhiều gia đình trí thức thời bấy giờ và là niềm mơ ước của không biết bao nhiêu học sinh.

Bên cạnh chất lượng giảng dạy tốt, kỷ luật và trật tự của trường cũng иổi bật so với các trường khác cùng thời. Sau khi vào cổng trường, học sinh phải đứng xếp hàng dưới những tán cây bên hông những dãy lớp học. Từ sân chính, các học sinh lần lượt di chuyển theo hàng đến trước lớp của mình, đồng phục và tác phong phải thật nghiêm chỉnh.

Giáo viên trường hầu như toàn là những giáo viên được chọn lọc kỹ lưỡng, có chuyên môn tốt và đạo đức, tâm huyết với nghề. Nhiều giáo viên vừa dạy ở trường, lại vừa giữ những chức vụ quan trọng trong ngành giáo dục.

Lớp Đệ Nhị B3 -1958

Lễ Phát Thưởng niên khóa 1962

https://thuhoa.ipower.com/GD/TruongPetrusKy.pdf

Nhớ Ơn Thầy – Trầm Văn

– Thầy Ưng Thiều, giáo sư Hán văn, trong buổi học về thơ Đường năm 1951 , thầy có làm bài thơ tứ cú sau đây

Trường tôi ở tại lối Nancy,

Trung học đường kia có bảng ghi.

Mượn hiệu người xưa Trương Vĩnh Ký,

Lẫy lừng danh tiếng đã bao thì.

.Thầy Ưng Thiều còn đặt hai câu đối để chỉ rõ đạo đức học tập và trí dục cho học sinh, được Ông Hiệu Trưởng Phạm Văn Còn chọn khắc trước cổng trường như sau :

Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt

Tây Âu khoa học yếu minh tâm.

***

Cũng chính vì những điều đó, mà không ngoa khi nói rằng, trường Petrus Ký là niềm tự hào của nhiều thế hệ thầy và trò của Sài Gòn xưa. ( Sưu tầm )

Scroll to TOP