Cách tính Can Chi trong Âm Lịch

Can Chi ( 干支 (Can Chi)/), đôi khi gọi dài dòng là 

Thiên Can Địa Chi ( 天干地支 (Thiên Can Địa Chi)/ )

hay Thập Can Thập Nhị Chi ( 十干十二支 (Thập Can Thập Nhị Chi)/ ),

là hệ thống đánh số thành chu kỳ được dùng tại các nước có nền văn hóa Á Đông như : Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore,

 và một số quốc gia khác. Nó được áp dụng với tổ hợp chu kỳ sáu mươi

(60)  trong  âm lịch nói chung để xác định tên gọi của thời gian ( ngày, giờ, năm tháng)

cũng như trong  chiêm tinh học.

Trong đời sống, hệ Can Chi được gọi đơn giản là 12 con giáp, với các loài vật như :

Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ. Ngọ. Mùi. Thân. Dậu. Tuất. Hợi.

Can :

Can được gọi là Thiên Can (天干;) hay Thập Can (十干) do có đúng mười (10) can khác nhau.

Can cũng còn được phối hợp với 
Âm Dương và Ngũ Hành

Danh sách 10 can

Năm sinh kết thúc bằng số nào thì có Can số đó.

SốCanViệtÂm-DươngHành
0canhDươngKim
1tânÂmKim
2nhâmDươngThủy
3quýÂmThủy
4giápDươngMộc
5ấtÂmMộc
6bínhDươngHỏa
7đinhÂmHỏa
8mậuDươngThổ
9kỷÂmThổ

Chi :

Chi hay Địa Chi (Hán: 地支;) hay Thập Nhị Chi (Hán: 十二支,) do có đúng thập nhị (mười hai) chi.

Đây là mười hai từ chỉ 12 con vật của hoàng đạo Trung Quốc dùng như để chỉ phương hướng, bốn mùa, ngày, tháng, năm và giờ ngày xưa (gọi là canh gấp đôi giờ hiện đại).

Việc liên kết các yếu tố liên quan đến cuộc sống con người với Chi là rất phổ biến ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á

Danh sách 12 Chi

Tương truyền ngày xưa có một người tên Đại Nhiêu đã lập ra Thập Can và Thập Nhị Chi để giúp người ta tính toán thời gian. Việc tính giờ cũng có liên quan đến tập tính của 12 loài vật:

·         Tý (23-1 giờ): Lúc chuột đang hoạt động mạnh.

·         Sửu (1-3 giờ): Lúc trâu chuẩn bị đi cày.

·         Dần (3-5 giờ): Lúc hổ hung hãn nhất.

·         Mão (5-7 giờ): Lúc trăng còn sáng (mắt thỏ ngọc/mèo sáng).

·         Thìn (7-9 giờ): Lúc đàn rồng quây mưa (quần long hành vũ).

·         Tỵ (9-11 giờ): Lúc rắn không hại người.

·         Ngọ (11-13 giờ): Ngựa có dương tính cao nên được xếp vào giữa trưa.

·         Mùi (13-15 giờ): Lúc dê (cừu) ăn cỏ không ảnh hưởng tới việc cây cỏ mọc lại.

·         Thân (15-17 giờ): Lúc khỉ thích hú.

·         Dậu (17-19 giờ): Lúc gà bắt đầu vào chuồng.

·         Tuất (19-21 giờ): Lúc chó phải trông nhà.

·         Hợi (21-23 giờ): Lúc lợn ngủ say nhất.

Lục thập hoa giáp :  60 tổ hợp Can Chi

Người ta ghép một can với một chi để tạo thành tên gọi chính thức của những cái cần đặt tên (ngày, giờ, tháng, năm v.v…) bắt đầu từ can Giáp và chi Tý tạo ra Giáp Tý, sau đó đến can Ất và chi Sửu tạo ra Ất S ửu và cứ như vậy cho đến hết (Bính …, Quý) và (Dần…, Hợi). Sự kết hợp như vậy tạo thành một chu kỳ, hết can (hoặc chi) cuối cùng thì nó tự động quay trở lại cho đến tổ hợp cuối cùng là Q úy H ợi . Có tổng cộng 60 (bằng bội số chung nhỏ nhất của 10 v à 12) tổ hợp khác nhau của 10 can và 12 chi. Một chi có thể ghép với năm can và một can là sáu chi. 

60 tổ hợp can chi, được gọi là Lục Thập Hoa Giáp  bao gồm:

Bảng “Chu kỳ 60 năm”

GiápẤtBínhĐinhMậuKỷCanhTânNhâmQuý
0113253749
Sửu0214263850
Dần5103152739
Mão5204162840
Thìn4153051729
Tỵ4254061830
Ngọ3143550719
Mùi3244560820
Thân2133455709
Dậu2234465810
Tuất1123354759
Hợi1224364860

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Scroll to TOP